Kích thước chuồng gà chọi có sự thay đổi đôi chút tùy theo giống gà, tuy nhiên sự thay đổi này không quá lớn, vì hầu hết chuồng là loại gà sống đơn độc, chúng không cần quá nhiều diện tích để ở, thay vào đó chúng ta chỉ cần cho chúng nằm. đủ để di chuyển để trong đó. Tất nhiên, nếu diện tích lớn mà bạn nâng số lượng ít thì bạn có thể chọn kích thước tùy ý. hãy cùng venus388 tìm hiểu thêm về kích thước chuẩn chuồng gà chọi.
Kích thước chuồng gà chọi như nào là chuẩn?
Kích thước chuồng gà chọi chuẩn có thể dao động từ 1-4m2 tùy theo số lượng gà nuôi và diện tích sử dụng. Với chuồng gà diện tích 1m2 chúng ta có thể dễ hình dung khi dài rộng rơi vào khoảng 1m. Không quá rộng cũng không quá hẹp cho gà sinh sống. Nếu có diện tích rộng thì có thể điều chỉnh từ 2-4m2 cho chuồng gà của mình. Lúc này chuồng gà rộng hơn và cũng thoải mái di chuyển trong đó hơn.
Kích thước chuồng gà chọi ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Có thể thấy có chuồng gà to, có chuồng gà lại nhỏ khác nhau. Anh em đã nắm được những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của chúng hay chưa?
Diện tích nuôi nhốt chuồng gà chọi
Nếu có 1 diện tích nuôi nhốt rộng rãi thì chắc chắn chủ nhân cũng hào phóng hơn trong việc thiết kế làm chuồng gà. Lúc này chúng ta có thể bắt gặp các chuồng gà cỡ lớn từ 2-4m2 cho gà sử dụng. diện tích gia đình không lớn nên dùng dần thì có lẽ chuồng gà quy mô 1 m2 là lựa chọn phù hợp nhất. Kết hợp với điều này, bạn có thể xây chuồng gà 2 – 3 tầng để tối ưu không gian bên trên.Đây là một mô hình chuồng khá phổ biến hiện nay.
Loại gà chọi
Với những con gà đòn kích thước lớn hơn thì có thể sẽ cần kích thước chuồng gà lớn hơn. Tuy nhiên với những con gà tre, gà cựa thì kích thước sẽ nhỏ hơn do vóc dáng và trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn. Chuồng gà chọi đá cựa chỉ nhỏ hơn 1 chút so với chuồng gà chọi đòn mà thôi.
Phẩm chất chiến kê
Chiến kê càng đá hay thì càng được ưu tiên nuôi nhốt trong các chuồng gà chọi lớn. Lúc này chúng sẽ thoải mái để sinh hoạt và vận động bên trong. Nếu tới các trại gà lớn thì gần như sẽ có vài chuồng như vậy. Kích thước của chúng rơi vào khoảng 4-5m2 tùy theo từng trại. Chỉ biết rằng chúng khá là rộng rãi đúng như kiểu nhà giàu vậy. Nhà càng giàu thì nhà càng cao cửa càng rộng.
Số lượng gà nuôi
Với những trại gà có số lượng nuôi từ hàng trăm, hàng nghìn con thì kích thước chuồng gà chọi cũng là cả 1 vấn đề. Lúc này họ không thể xây hàng trăm, hàng nghìn cái chuồng gà được. Thay vào đó họ làm các chuồng theo dạng túp lều hoặc sử dụng 1 chiếc thùng phuy hoặc tương tự để gà có thể nghỉ ngơi thư giãn trong đó khi đêm vê. Ban ngày họ sẽ dùng xích để xích chân gà và cho chúng vận động xung quanh đó. Các kiểu nuôi này thường gặp ở nước ngoài với các dòng gà Mỹ, gà cựa là chủ yếu.
Vật liệu làm chuồng
Nếu làm chuồng gà là loại lắp ghép như bằng inox hoặc sắt V lỗ thì sẽ có kích thước cố định. Những loại kích thước như 80×80 cm hoặc 1x1m là phổ biến nhất. Việc của chúng ta chỉ là mua về mà lắp thôi. Tuy nhiên với các vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gạch… có thể tùy ý điều chỉnh theo ý của gia chủ.
Độ tuổi của gà
Với gà con thì chúng ta có thể nuôi càng chuồng nhỏ, chuồng lắp ghép cũng thoải mái. Nhưng với gà trưởng thành nhất là gà trống thì chắc chắn phải là 1 con/chuồng. Nếu không thì chúng sẽ đánh nhau và ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sinh trưởng của chúng. Còn với gà mái thì chúng ta có thể nhốt chung với nhau không vấn đề từ bé tới lớn.
Gà có thay lông không?
Với những con gà đang trong thời kỳ thay lông cần phải có diện tích chuồng gà chọi lớn để không ảnh hưởng quá nhiều tới lông lá của gà. Khi gà đang thay lông thì chúng sẽ bị hạn chế gãy, gập hoặc hỏng lông khi chuồng quá chật. Vì thế hãy chú ý tới vấn đề này khi làm chuồng cho chiến kê của mình.
Nên xây chuồng gà kích thước bao nhiêu?
Khi đã nắm được kích thước chuồng gà chọi thì anh em cũng nên cân nhắc xây theo kích thước như thế nào. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố bên trên và sở thích của anh em như thế nào. Chúng ta không nên xây quá to lên tới 3-4m2 bởi khi đó quá rộng và thừa. Lúc này tuy gà được thoải mái nhưng như vậy chúng ta sẽ khó bắt chúng hơn khi cần. Chẳng lẽ phải chui cả vào chuồng để bắt thay vì đứng ở ngoài thò tay vào? Chưa kể là nếu muốn nuôi vài con mà làm to quá cũng sẽ tốn nhiều chi phí. Vì thế cứ kích thước từ 1-3m2 mà tham khảo là chuẩn nhất nhé.
Chưa kể là còn phụ thuộc vào độ sẵn có của vật liệu như thế nào. Nếu như tận dụng các vật liệu có sẵn thì chúng được kích thước bao nhiêu tùy ý điều chỉnh. Tuy nhiên nếu như vật liệu chỉ giới hạn tới 1 kích thước nhất định thì chắc chắn lựa chọn làm theo kích thước đó sẽ là tốt hơn. Chúng sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể cho anh em đấy.