Gà ác là giống gà nội thịt đen, xương đen, thịt gà ác còn được biết tới như 1 vị thuốc trong y học phương Đông. Chính vì thế giống gà này còn có tên gọi khác là gà thuốc.
Việc nuôi gà ác mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng để nuôi chúng đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao là điều khó. Sau đây xin mời mọi người tham khảo trọn bộ kỹ thuật nuôi giống gà ác để có được kết quả tốt qua bài viết sau đây của Venus388
Những điều mọi người nên biết về giống gà ác
Đặc điểm phân biệt của giống gà ác này với những giống gà khác là:
- Đây là giống gà nội nhỏ nhất ở nước ta
- Đặc trưng của giống này là bộ lông trắng, không mượt, toàn bộ da, mắt thị, chân, mỏ, xương đều có màu đen.
- Trung bình 1 con gà ác trưởng thành có khối lượng gần 1kg. Sản lượng trứng của giống này chỉ khoảng 70-80 trứng/năm.
- Gà ác thích ứng được với hầu hết các môi trường nuôi dưỡng khác nhau.
- Giá của gà ác trên thị trường giao động ở mức 140k đến 160k cho 1kg.
Kỹ thuật chăn nuôi gà ác đúng chuẩn
Vì gà ác là 1 giống gà khó nuôi vậy nên để nuôi được giống này đòi hỏi người nuôi phải nắm bắt kỹ thuật nuôi tốt. Dưới đây là những kỹ thuật nuôi giống gà ác cơ bản, mà bà con cần biết.
Xây dựng chuồng trại
Thiết kế chuồng trại nuôi gà ác: Chuồng phải xây ở nơi cao ráo, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, độ cao của chuồng tầm 3m. Tường bao xung quanh chuồng bằng gạch dày 70cm, tường ngăn ô khoảng 0,5m. Phía trên cần quây bằng lưới thép để tạo độ thông thoáng, tránh gây ẩm thấp cho nền chuồng. Nền chuồng nên trái xi măng để thuận tiện cho việc vệ sinh cũng như dễ dàng trong việc rải độn chuồng.
Cần vệ sinh sát chuồng trại sạch sẽ trước khi thả gà vào khoảng 15-20 ngày. Sử dụng những loại thuốc khử trùng, tiêu độc như Formol 3%. Sau đó tiến hành phun lại với Formalin 3% hoặc sử dụng vôi bột. Chất độn chuồng cũng cần phải khử trùng sạch sẽ trước khi cho vào chuồng.
Bố trí rèm che phù hợp nhằm đảm bảo nhiệt độ trong chuồng luôn được ổn định cũng như tránh gió lùa vào. Mùa hè, rèm che phải được kéo lên để đảm bảo độ thông thoáng.
Chọn giống
Trong chăn nuôi gà, việc chọn giống là điều kiện tiên quyết dẫn tới năng suất và chất lượng của gà. Chọn giống gà ác mọi người cần phải lưu ý 1 số đặc điểm sau:
- Gà con từ 0-9 tuần tuổi cần nhanh nhẹn, lông lông, mắt sáng, bụng gọn, trọng lượng từ 30-32g/con.
- Tránh chọn những con khô chân, chân tổn thương, hở rốn, vẹo vùng mỏ,…
Tiêm phòng
Gà ác được tiêm phòng vacxin Newcastle lúc 5 ngày tuổi và cúm gà cầm khi 2 tuần tuổi, để theo dõi được khả năng đáp ứng miễn dịch đối với 2 loại này. Vacxin gumboro và đậu mùa được tiêm lúc 7 ngày tuổi.
Kỹ thuật nuôi gà ác ở từng giai đoạn khác nhau
Để nuôi thành công gà ác từ khi trong trứng cho tới khi trưởng thành, gà trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Dưới đây là tên và hướng dẫn cách nuôi cụ thể cho từng giai đoạn của gà ác.
Giai đoạn gà ác từ 0 đến 1 tuần tuổi
Ở giai đoạn này những cơ quan nội tạng, nhất là bộ máy tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Dạ dày cơ của gà chưa tiêu hóa được những loại thức ăn xơ cứng, bộ máy tiêu hóa chưa đầy đủ. Vì thế, phải tạo điều kiện tốt nhất để chúng phát triển nhanh và khỏe mạnh.
Cần bố trí chụp sưởi vì gà con khi mới nở chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt. Có thể sưởi ấm bằng điện hoặc bóng hồng ngoại. Tùy theo số lượng gà con và nhiệt độ của chuồng nuôi mà bố trí hệ thống sưởi sao cho hợp lý.
Quây gà dùng để úm gà ác con trông 2 tuần đầu. Vật liệu làm bằng chất liệu cốt thép, tấm nhựa như vậy có thể nhốt tới 100 con gà con. Không nên nuôi nhốt quá nhiều, tránh việc gà bị đè chết. Độn chuồng thì miếng độn phải có khả năng hút ẩm, có thể dùng trấu, cỏ khô, rơm, bao,… Chất độn chuồng phải được phơi khô, sát khuẩn, sát trùng bằng formol 2%.
Giai đoạn gà giò, gà hậu bị
Thực hiện phương thức ăn hạn chế với thực phẩm chính có chứa dinh dưỡng thấp. Tránh cho việc gà ăn nhiều dễ dẫn đến gà bị béo, làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Tuân thủ mức ăn và trọng lượng cơ thể quy định theo tuần tuổi.
Để cho đàn gà đồng đều, khi cho ăn cần phải đảm bảo 10-12 con/máng đối với máng dài, máng tròn thì 15 con/máng. Máng uống nước 10-12 con/máng. Độn chồng cần phải đảm bảo độ dày từ 6-7cm, ánh sáng thì là ánh sáng tự nhiên. Giai đoạn này có thế kết hợp nuôi chăn thả để tận dụng thêm nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Cũng như giúp cho gà vận động để tăng cường sức khỏe.
Gà ác ở giai đoạn sinh sản
Chuồng nuôi phải đảm bảo sạch sẽ, chuồng dày từ 8-10cm cần rèm để che nắng che mưa, ổ đẻ bằng trấu hoặc phoi bào dày 10-12cm. Tránh tiếp tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng phải bằng bóng đèn chiếu sáng 16h/ngày vừa bằng tự nhiên và nhân tạo. Chọn gà mái đẻ có biểu hiện phát dục bằng độ sáng bóng của lông, lông áp sát vào thân, mào tích, không đưa gà khuyết tật đẻ. Mật độ nuôi từ 4-5 con cho 1 m2.
Thức ăn và nước uống cần phải đảm bảo chất lượng tốt, không bị ôi thiu. Đặc biệt là phải cần bổ sung bột đá, bột vỏ sò nhiều gấp 2-3 lần những giai đoạn trước đây, để gà có thể tạo vỏ trứng.
Có thể sử dụng thêm 8-10% thóc mầm trong thức ăn để bảo đảm khả năng sinh sản và tỷ lệ phôi. Lượng thức ăn 1 ngày phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ của gà. Phải tính trước 1-2 tuần, khi gà ác đẻ cao phải tăng lượng thức ăn và nước uống. Ngược lại nếu gà ác đẻ ý thì hãy giảm thức ăn và nước uống đi sao cho phù hợp nhất.
Phòng bệnh cho gà ác
Khi nuôi gà ác cũng như bất kể loại gà nào khác, bà con cần vệ sinh chuồng trại, chỗ ăn uống 1 cách thường xuyên. Đừng quên thực hiện đúng lịch vacxin, thuốc bổ. Để bảo đảm vệ sinh chuồng trại và sức khỏe cho đàn gà ác, bà con nên chuẩn bị đệm lót sinh học chuẩn theo hướng dẫn kỹ thuật. Bà con có thể dùng nền đệm lót bằng trấu hoặc là bằng trấu và mùn cưa.
Kết luận
Trên đây là bài viết về kỹ thuật nuôi gà ác đúng chuẩn, đạt kết quả tốt mà người chăn nuôi nên chú ý. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo khâu chăm sóc gà để luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, hạn chế mầm bệnh gây hại cho gà. Mong rằng những kiến thức mà bài viết mang tới sẽ giúp ích được mọi người trong việc nuôi giống gà ác này.